1. Home
  2. /
  3. Tin tức
  4. /
  5. Mẫu lịch trực vệ...

Mẫu lịch trực vệ sinh văn phòng chi tiết nhất năm 2024

mẫu checklist công việc vệ sinh

Checklist vệ sinh văn phòng giúp cho công việc dọn dẹp trở nên hiệu quả và nhanh chóng hơn. Do vậy để có một không gian làm việc gọn gàng, nhằm gia tăng tinh thần và hiệu suất làm việc của nhân viên thì mẫu lịch trực vệ sinh theo ngày,tuần, tháng dưới đây là vô cùng cần thiết!

Checklist vệ sinh văn phòng là gì? 

Checklist vệ sinh văn phòng là một bảng liệt kê các công việc cần phải thực hiện theo từng tuần/tháng, nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ các công việc vệ sinh và theo sát tiến độ đã đề ra. Đồng thời giúp đơn vị và khách hàng dễ dàng theo dõi quá trình thực hiện công việc.

mẫu checklist công việc vệ sinh văn phòng
Checklist giúp bạn thực hiện đầy đủ và theo sát tiến độ công việc

Tầm quan trọng của checklist vệ sinh văn phòng 

Việc lập ra các công việc cần làm, các thiết bị cần có từ khâu chuẩn bị sẽ giúp người quản lý giám sát chặt chẽ được nhân sự và nâng cao quy trình vệ sinh văn phòng. Tầm quan trọng khi lập ra checklist vệ sinh văn phòng đối với từng cá nhân cụ thể như sau:

Đối với nhân viên vệ sinh 

Mẫu checklist công việc cần vệ sinh sẽ giúp cho nhân viên có thể dễ dàng nắm bắt được những công việc cần làm và thứ tự công việc. Những công việc nhỏ, dễ bị quên lãng cũng được ghi lại giúp họ đảm bảo được tính trọn vẹn khi thực hiện công việc. Đồng thời phân chia rõ ràng nhiệm vụ cho từng cá nhân, họ sẽ biết mình phải chịu trách nhiệm cho công việc gì, khu vực nào. Từ đó sẽ mang lại hiệu quả cao trong công việc và tiết kiệm tối đa thời gian làm việc cho đội ngũ nhân viên.

mẫu checklist công việc vệ sinh văn phòng
Mẫu lịch trực vệ sinh giúp chúng ta tiết kiệm tối đa thời gian làm việc

Đối với giám sát / quản lý 

Đối với bộ phận giám sát hay quản lý việc lập ra checklist sẽ cho họ biết phải tốn thời gian bao lâu để hoàn thành được các đầu việc. Qua đó, họ có thể sắp xếp các công việc một cách hợp lý và logic nhất, đảm bảo hoàn thành mục tiêu một cách toàn diện.

Sau khi các công việc được hoàn thành người quản lý cũng có thể dựa vào những checklist này để kiểm tra mức độ hoàn thành và đánh giá năng lực của đội ngũ nhân viên. Trong trường hợp xảy ra sai sót, người quản lý cũng dễ phát hiện và đưa ra giải pháp kịp thời.

Đối với khách hàng

Checklist vệ sinh giúp người quản lý giám sát dễ dàng kiểm tra mức độ công việc hoàn thành thì đối với khách hàng checklist vệ sinh văn phòng giúp họ có thể dễ dàng đối chiếu công việc và nắm được những tiêu chí mình đề ra có được bên đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh thực hiện đầy đủ chưa. Từ đó, khách hàng có thể đưa ra những ý kiến điều chỉnh phù hợp với đơn vị mình và có thể nêu ra những nhận xét cần thiết cho bên cung cấp dịch vụ vệ sinh.

Checklist vệ sinh văn phòng cần phải có những gì? 

Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vệ sinh văn phòng, checklist vệ sinh văn phòng của GFC CLEAN bao gồm những mục sau:

  • Số thứ tự: cho biết tổng số lượng công việc cần được thực hiện là bao nhiêu.
  • Nội dung công việc: Mục này cần nêu ra các đầu việc mà bên cung cấp dịch vụ vệ sinh thực hiện cho đơn vị khách hàng, công việc cụ thể cho từng khu vực.
  • Thời gian: Ghi rõ thời gian, ngày tháng năm thực hiện công việc để có thể tiết kiệm tối đa thời gian, tránh gặp phải trường hợp thực hiện sai ngày hoặc tốn thời gian suy nghĩ sẽ làm công việc gì tiếp theo.
  • Người thực hiện: Cần ghi đầy đủ họ và tên của các nhân viên trong đội ngũ vệ sinh dự án này. Ngoài việc giúp các nhân viên vệ sinh biết được mình cần làm gì, việc ghi họ tên các nhân viên vệ sinh cũng giúp cho khách hàng an tâm hơn khi biết được ai là người vệ sinh văn phòng của họ.
  • Kết quả: Ở mục này, bạn có thể báo cáo kết quả công việc đã hoàn thành hay chưa hoàn thành qua ký hiệu (√) hay (X).
  • Đề xuất: Trong quá trình thực hiện công việc, nếu bạn thấy có đầu việc nào cần được cải thiện hay có ý kiến nào giúp công việc được thực hiện nhanh chóng hơn thì có thể điền vào mục đề xuất này.
  • Nhận xét: Sau khi đội ngũ nhân viên hoàn thành công việc, người quản lý (giám sát) hoặc đơn vị khách hàng sẽ thực hiện nghiệm thu và đưa ra nhận xét (nếu có)
mẫu checklist công việc vệ sinh văn phòng
Mẫu checklist công việc vệ sinh chi tiết ở từng khu vực.

>>> Bạn có thể tham khảo thêm các dịch vụ của GFC CLEAN như:

Mẫu checklist công việc vệ sinh chi tiết         

Các công việc trước khi được đưa vào trong checklist vệ sinh văn phòng sẽ được thỏa thuận và ký kết theo hợp đồng thuê dịch vụ vệ sinh văn phòng giữa hai bên khách hàng và công ty vệ sinh. Mẫu lịch trực vệ sinh này giúp hai bên có thể kiểm soát chi tiết và đánh giá cụ thể từng công việc, đặc biệt bên khách hàng có thể nắm được về dịch vụ vệ sinh mà bạn đang sử dụng.

Bạn có thể tham khảo mẫu checklist công việc vệ sinh dưới đây:

STT

Nội dung công việc 

Thời gian 

Người thực hiện

Kết quả

Đề xuất

Nhận xét

Ký tên

Khu vực chung
1 Làm sạch nền nhà (quét và lau)
2 Lau kính, bệ cửa sổ
3 Thu gom rác thải
4 Đổ rác ở nơi tập kết
5 Lau dọn bàn làm việc
6 Hút bụi trong phòng, thảm
7 Lau kính vách ngăn
8 Dọn dẹp tủ hồ sơ
9 Lau dọn kệ giày, dép
Khu vực bếp và nơi nghỉ ngơi
1 Làm sạch đồ dùng ở nhà bếp
2 Lau chùi và dọn dẹp tủ lạnh
3 Làm sạch xung quanh bồn rửa chén và vòi rửa
4 Làm sạch bàn ăn
5 Quét dọn chỗ nghỉ ngơi
Khu vực nhà vệ sinh 
1 Làm sạch lavabo và bồn rửa tay
2 Chà trong, ngoài bồn cầu
3 Lau gương và kệ tủ
4 Khử trùng bề mặt
5 Khử mùi và xịt thơm
6 Thêm giấy vệ sinh và xà phòng

Ngoài ra bạn có thể sử dụng form checklist vệ sinh văn phòng đơn giản hơn dưới đây:

STT Khu vực vệ sinh  Kết quả thực hiện công việc
Khu vực chung
1 Làm sạch kính
2 Lau dọn bàn tiếp tân
3 Dọn dẹp bàn tiếp khách
4 Lau dọn bệ cửa sổ
5 Lau bụi khung tranh, ảnh
6 Làm sạch bề mặt khác
7 Kiểm tra thùng rác, đổ rác
8 Làm sạch sàn ở các tầng
9 Hút bụi thảm, làm phẳng thảm trải sàn
Tài sản tại văn phòng
10 Dọn dẹp tủ hồ sơ
11 Lau dọn bàn
Phòng tắm
12 Lau sạch vách ngăn
13 Làm sạch bề mặt phía trên
14 Vệ sinh các kệ, tủ trong phòng tắm
15 Lau sạch và làm sáng lương
16 Bổ sung khăn giấy
17 Đổ đầy, thay xà phòng
Bếp và phòng nghỉ ngơi
18 Làm sạch bồn rửa chén
19 Vệ sinh vật dụng khác trong phòng
20 Làm sạch quầy ăn
21 Chụp ảnh
Tìm hiểu thêm mẫu checklist vệ sinh văn phòng tại GFC Clean
Mẫu checklist công việc vệ sinh chi tiết
Mẫu checklist công việc vệ sinh chi tiết

>> Download mẫu

Các công việc chi tiết trong checklist vệ sinh văn phòng 

Tại các tòa nhà văn phòng, các khu vực cần vệ sinh chủ yếu là khu vực chung, khu vực bếp và phòng nghỉ, khu vực vệ sinh. Mỗi một khu vực sẽ có những công việc riêng được phân chia rõ ràng trong checklist vệ sinh văn phòng.

Tại khu vực chung sẽ bao gồm các công việc:

  • Làm sạch sàn nhà ( quét dọn, lau sạch, tẩy vết ố bẩn).
  • Lau kính và bệ cửa sổ ( lau sạch 2 mặt kính trong ngoài kính cửa chính, kính cửa sổ, kính vách ngăn..).
  • Thực hiện thu dọn rác thải ( kiểm tra thùng rác, thay đổi túi rác).
  • Lau dọn bàn làm việc (sắp xếp lại hồ sơ, lau sạch bụi trên mặt bàn).
  • Rửa sạch, thay thế ly uống nước (thay thế các ly bể, cũ).
  • Lau sàn, chùi toilet ( dọn dẹp sạch sẽ và lau chùi các thiết bị trong nhà vệ sinh).
  • Hút bụi thảm, hút bụi trong phòng, vệ sinh ghế văn phòng (gầm tủ, hộc tủ,…).
mẫu checklist công việc vệ sinh văn phòng
Form mẫu checklist vệ sinh văn phòng khu vực chung

Trong checklist vệ sinh của khu vực bếp và phòng nghỉ sẽ bao gồm:

  • Vệ sinh khu vực bồn rửa chén ( lau chùi vết bẩn, vết dầu bám trên bồn).
  • Làm sạch bàn ăn, khu vực quầy ăn.
  • Vệ sinh các vật dụng khác trong phòng, lau khô và thu xếp gọn.
  • Dọn sạch bụi bẩn nơi góc tường, quét dọn và lau sàn sạch sẽ nơi nghỉ ngơi.
mẫu checklist công việc vệ sinh văn phòng
Form mẫu checklist vệ sinh khu vực bếp và phòng nghỉ
mẫu checklist công việc vệ sinh văn phòng
Vệ sinh khu vực bồn rửa chén trong khu vực bếp của văn phòng

Khu vực cuối cùng cần chú ý dọn dẹp là khu vực vệ sinh:

  • Lau chui trong ngoài toilet.
  • Lưu ý bổ sung giấy vệ sinh và xà phòng thường xuyên.
  • Vệ sinh bồn rửa tay, làm sạch gương.
  • Làm sạch vách ngăn và vết bụi bẩn bám trên kệ tủ.
mẫu checklist công việc vệ sinh văn phòng
Form mẫu checklist vệ sinh khu vực vệ sinh

Cách để có mẫu checklist công việc vệ sinh hiệu quả 

Để công việc vệ sinh đạt được hiệu quả cao không bỏ sót những tiểu tiết nhỏ, checklist vệ sinh văn phòng phải được đảm bảo đầy đủ. Điều cần thiết đối với nhân viên vệ sinh là nên khảo sát trước các vị trí cần được vệ sinh, lập ra các kế hoạch chi tiết về các đầu việc, lịch vệ sinh cụ thể.

mẫu checklist công việc vệ sinh văn phòng
Nên khảo sát trước các vị trí cần được vệ sinh trước khi lập ra checklist

Ngoài việc thực hiện vệ sinh sàn nhà, cửa kính,.. bạn cũng cần lưu ý đến các thiết bị điện tử được trang bị trong khu vực. Nếu có dấu hiệu bất thường có thể bảo dưỡng kịp thời. Nếu sợ quên mất vấn đề này, bạn cũng có thể ghi lại trên checklist.

Bên cạnh đó, sau mỗi lần vệ sinh, bạn cũng có thể ghi lại những nhận xét hay đề xuất để bổ sung vào các checklist vệ sinh sau này. Từ đó có thể cải thiện chất lượng dịch vụ vệ sinh, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và mang đến sự hài lòng cho họ.

Bài viết trên đây bao gồm toàn bộ thông tin cần thiết về checklist vệ sinh văn phòng mà bạn cần biết. Việc vệ sinh văn phòng sẽ trở nên dễ dàng hơn khi chúng ta đưa ra những điều cần phải được liệt kê ra. Mong rằng những thông tin trên đây sẽ cung cấp những dữ liệu cần thiết mà bạn đang cần thiết. Nếu bạn đang có nhu cầu dọn dẹp vệ sinh, hãy liên hệ ngay với dịch vụ vệ sinh GFC CLEAN của chúng tôi.

>>> Bạn có thể tham khảo thêm dịch vụ tạp vụ văn phòng của GFC CLEAN

Phục vụ 24/7, chi tiết xin liên hệ để được tư vấn:

1900 3014

Hoặc quý khách có thể gửi thông tin cho chúng tôi.