1. Home
  2. /
  3. Tin tức
  4. /
  5. Quy trình vệ sinh...

Quy trình vệ sinh nhà xưởng GMP – Chi tiết từ A tới Z

quy trình vệ sinh nhà xưởng

Vệ sinh nhà xưởng là việc làm sạch, dọn dẹp vệ sinh toàn bộ hay một hoặc một vài hạng mục trong nhà xưởng như trần – tường – sàn – vách, khu máy móc, khu văn phòng… Công việc này cần phải được thực hiện thường xuyên định kỳ tùy theo mức độ bụi bẩn của nhà xưởng. Nếu không môi trường nơi đây sẽ trở nên vô cùng ô nhiễm, bụi bặm, tích tụ nhiều hóa chất độc hại, từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả và năng suất làm việc của các nhân viên.

Khi nhắc đến vệ sinh nhà xưởng, hẳn là bạn đã nghe qua quy trình vệ sinh nhà xưởng chuẩn GMP. Vậy tiêu chuẩn này là thế nào? Và các hạng mục vệ sinh cho khu vực này bao gồm những gì? Hãy cùng GFC Clean tìm hiểu nhé.

Nội dung

GMP là gì? Tiêu chuẩn vệ sinh nhà xưởng GMP

GMP (Good Manufacturing Practices) hoặc còn gọi là Thực hành Sản xuất Tốt, đây là một tập hợp các tiêu chuẩn và hướng dẫn về điều kiện sản xuất, nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm (thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm,…) đều được sản xuất và kiểm soát một cách đồng nhất theo các tiêu chuẩn chất lượng đã được xác định. Nó là nền tảng quan trọng cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và là bước tiền đề phát triển Hệ thống HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points)Tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000.

Các tiêu chuẩn vệ sinh nhà xưởng theo GMP liên quan đến các yếu tố sau đây:

  1. Con người.
  2. Nguyên liệu.
  3. Máy móc và thiết bị.
  4. Các hoạt động.
  5. Môi trường trong suốt quá trình sản xuất.

Các nguyên tắc khi thực hiện vệ sinh nhà xưởng theo tiêu chuẩn GMP:

  1. Vệ sinh từ khô đến ướt.
  2. Vệ sinh từ trên xuống dưới.
  3. Vệ sinh từ trong ra ngoài.
  4. Vệ sinh theo hướng một chiều.
Vệ sinh nhà xưởng theo tiêu chuẩn GMP
Vệ sinh nhà xưởng theo tiêu chuẩn GMP

Những nguyên tắc và tiêu chuẩn vệ sinh nhà xưởng này đảm bảo rằng:

  • Bụi bẩn và tác nhân vật lý được loại bỏ trước khi thực hiện vệ sinh ướt.
  • Việc vệ sinh trần nhà và vách nhà xưởng trước sẽ ngăn bụi bẩn rơi xuống máy móc và sàn nhà.
  • Vệ sinh từ trong ra ngoài giúp tiết kiệm thời gian và công sức, vì các khu vực bên trong không cần được vệ sinh lại sau đó.
  • Vệ sinh theo một chiều đảm bảo làm sạch một cách hiệu quả, từ trên xuống dưới, mà không cần lau lại.

Cụ thể như sau

Vệ sinh từ khô đến ướt

Đây là bước cơ bản quan trọng nhất. Vệ sinh khô giúp loại bỏ bụi bẩn trước khi tiến hành vệ sinh ướt. Tại giai đoạn này, nhân viên vệ sinh bắt đầu bằng việc quét dọn nhà xưởng, loại bỏ mạng nhện và bụi bẩn trên trần, tường và sử dụng máy hút bụi để loại bỏ bụi trong không gian. Sử dụng khăn khô và chổi để lau sạch máy móc và thiết bị trong nhà xưởng. Đây là bước khởi đầu quan trọng giúp tối ưu hóa thời gian khi tiến hành vệ sinh ướt sau đó.

Vệ sinh từ trên xuống dưới

Trước hết, vệ sinh trần nhà xưởng và vách nhà xưởng trước khi chuyển xuống máy móc và sàn nhà. Nguyên tắc này rất hữu ích vì thường có bụi bẩn và mạng nhện bám trên trần và vách nhà sau thời gian dài.

Nếu vệ sinh từ trên xuống, bụi bẩn sẽ rơi xuống máy móc và sàn nhà, ta sẽ tiếp tục vệ sinh máy móc một cách kỹ lưỡng, cuối cùng là vệ sinh sàn để loại bỏ bụi bẩn một cách hiệu quả nhất. Ngược lại, nếu vệ sinh sàn trước, bụi bẩn trên trần có thể rơi xuống và làm cho công việc trở nên phức tạp hơn.

Tuân thủ nguyên tắc vệ sinh GMP
Tuân thủ nguyên tắc vệ sinh GMP

Vệ sinh từ trong ra ngoài

Bắt đầu vệ sinh từ các khu vực bên trong nhà xưởng trước, sau đó dần dần lan ra các hành lang và khu vực ra vào. Việc lau chùi sạch trong các phòng sản xuất và chế biến trước khi tiến hành vệ sinh khu vực ra vào và hành lang giúp đảm bảo không cần phải thực hiện vệ sinh lại sau đó. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn giảm công sức đáng kể.

Vệ sinh theo hướng một chiều

Nguyên tắc này đặc biệt quan trọng để đảm bảo hiệu quả trong quá trình lau dọn, không chỉ đối với nhà xưởng mà còn áp dụng trong việc vệ sinh nhiều khu vực khác, thậm chí trong các ngôi nhà. Vệ sinh theo hướng một chiều khi lau kính, sàn nhà và tường đảm bảo làm sạch một cách hiệu quả theo hướng dọc mà không cần phải lau lại sau đó.

Quy trình vệ sinh nhà xưởng GMP

Bước 1: Làm sạch trần nhà xưởng

Trần nhà xưởng thường được làm bằng thanh đà ngang, dọc và được kết nối bởi hệ thống cáp và đèn điện. Để làm sạch bụi và mạng nhện, đơn vị vệ sinh sẽ sử dụng chổi cán dài. Tuy nhiên, vì trần nhà xưởng có chiều cao khoảng 8-12m, đội ngũ vệ sinh cần được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động như nón, mũ, giày, dây thắt an toàn và phải sử dụng xe nâng – hạ để đảm bảo an toàn và tiện lợi khi làm sạch trần nhà.

quy trình vệ sinh nhà xưởng
Nhân viên GFC CLEAN vệ sinh trần nhà xưởng

Bước 2: Vệ sinh các bức tường

Sau một thời gian hoạt động, bụi bẩn và mạng nhện thường bám rất nhiều ở các khu vực trong nhà xưởng. Đội ngũ vệ sinh sẽ sử dụng chổi để quét mạng nhện trên các bề mặt, sau đó lau chùi và thổi bụi thêm một lần nữa để đảm bảo sạch sẽ.

Bước 3: Vệ sinh trang thiết bị trong nhà xưởng

Máy móc trong nhà xưởng sẽ bám rất nhiều bụi bặm, hóa chất và dầu mỡ. Việc làm sạch định kỳ và đúng cách là cần thiết để đảm bảo hiệu suất làm việc và giảm chi phí sản xuất. Tuy nhiên, vì mỗi loại máy móc có cấu tạo và chất liệu khác nhau, cần có sự tham vấn và hỗ trợ từ kỹ thuật viên của nhà xưởng để đảm bảo làm sạch đúng cách và đảm bảo máy móc hoạt động trở lại bình thường.

ve sinh nha xuong
Nhân viên GFC CLEAN làm sạch các thiết bị máy móc trong xưởng

Bước 4: Vệ sinh sàn nhà xưởng

Sàn nhà xưởng thường bám rất nhiều bụi bẩn, dầu mỡ và hóa chất. Việc làm sạch sàn nhà cần được thực hiện một cách tỉ mỉ và phải sử dụng các thiết bị, dụng cụ vệ sinh sàn nhà xưởng chuyên dụng như máy chà sàn và hút bụi. Đồng thời, việc lựa chọn hóa chất tẩy rửa phù hợp cũng rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả làm sạch tốt nhất.

quy trình vệ sinh nhà xưởng
GFC CLEAN làm sạch nhà xưởng với các thiết bị hiện đại

Bước 5: Kiểm tra lại các khu vực đã vệ sinh

Bước cuối cùng nhưng không kém quan trọng là kiểm tra lại toàn bộ các ngóc ngách trong nhà xưởng để đảm bảo không có chỗ nào bị bỏ sót. Nếu phát hiện vùng nào còn bụi bẩn hoặc chưa được vệ sinh kỹ, đội ngũ vệ sinh cần thực hiện lại. Khi quy trình vệ sinh được hoàn thành, tất cả các khu vực trong nhà xưởng sẽ được làm sạch hoàn toàn và không còn chứa bất kỳ lượng bụi bẩn, dầu mỡ hoặc hóa chất nào.

ve sinh nha xuong
Hình ảnh một kho xưởng sau khi được nhân viên GFC CLEAN dọn dẹp

Bạn có thể tham khảo thêm quy trình vệ sinh nhà xưởng thực tế qua video sau:

8 Biểu mẫu quy trình vệ sinh nhà xưởng được dùng phổ biến nhất năm 2024

Mỗi khu vực lớn nhỏ thuộc nhà xưởng thì thường bao gồm nhiều khu vực khác nhau, nên việc phân chia, để thực hiện vệ sinh là cực kỳ cần thiết. Dựa vào điều này, GFC CLEAN tiến hành lập biểu mẫu theo dõi vệ sinh nhà xưởng để làm sạch một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất cho từng khu vực.

Biểu mẫu vệ sinh khu vực nhà xưởng

Khu vực nhà xưởng, nơi sản xuất chính là nơi quan trọng nhất mà GFC CLEAN tập trung dọn dẹp và làm sạch. Qua đó trả về một không gian làm việc thoải mái cho nhân viên.

Các khu vực được thực hiện tổng vệ sinh cần phải check mẫu quy trình vệ sinh nhà xưởng bao gồm: Cửa ra vào, cửa sổ, các rèm cửa, sàn, tường của xưởng, trần nhà, quét mạng nhện, bụi trần,thùng rác, kệ, tủ,  đường ống, máng đèn, thang bộ, tay vịn, thùng rác, rãnh thoát nước, gầm máy, tháp gia nhiệt, tủ, thang lên, sàn locker, phòng công nghệ, máy móc, kệ, tủ.

biểu mẫu vệ sinh nhà xưởng
Biểu mẫu vệ sinh khu vực nhà xưởng

Biểu mẫu vệ sinh khu vực kho

Kho cũng được coi là khu vực khá quan trọng tại nhà máy. GFC CLEAN áp dụng biểu mẫu vệ sinh nhà xưởng để qua đó thực hiện việc checklist và làm sạch cho phù hợp nhất.

Các khu vực cần phải vệ sinh kho theo mẫu bao gồm: Cửa ra vào, kính cửa sổ, biển báo, sàn trong kho, sàn nơi nhập xuất hàng, thiết bị cứu hỏa, gắn tường, chân cột sắt, lan can tay vịn, thùng rác, biển báo, kệ, tủ.

biểu mẫu vệ sinh khu vực kho
Biểu mẫu vệ sinh khu vực kho

Phiếu kiểm tra vệ sinh khu vực văn phòng

Với khu vực văn phòng, GFC CLEAN thực hiện việc checklist theo biểu mẫu để tiến hành vệ sinh các khu vực như sau. Gồm cửa ra vào, cửa sổ, vách kính, quầy lễ tân, tường, sàn văn phòng, biển báo, thiết bị gắn tường,  ghế chờ, các công tắc, ổ cắm, bàn làm việc, rửa cốc chén, thùng rác, thang bộ, biển báo, thiết bị cứu hỏa, kệ tủ.

Phiếu kiểm tra vệ sinh khu vực văn phòng
Phiếu kiểm tra vệ sinh khu vực văn phòng

Phiếu kiểm tra khu vực căng tin (canteen)

Căng tin (canteen) hay nhà ăn là nơi tập trung ăn uống nên sẽ được GFC CLEAN tập trung vệ sinh để đảm bảo không gian luôn thoáng đãng. Các khu vực cần kiểm soát dựa trên biểu mẫu vệ sinh nhà xưởng, gồm: Cửa ra vào, cửa sổ, vách kính, bàn ghế, tường, sàn nhà, thùng rác, trần nhà, công tắc, ổ cắm điện, giấy, xà bông, tủ lạnh, bồn rửa.

Phiếu kiểm tra khu vực căng tin (canteen)
Phiếu kiểm tra khu vực căng tin (canteen)

Biểu mẫu kiểm tra khu vực vệ sinh WC

Khu vực Toilet bên trong của nhà xưởng cũng cực kỳ quan trọng và cần phải được vệ sinh thường xuyên hàng ngày. Nếu không, khu vực này gây ra những ảnh hưởng không tốt liên quan tới mỹ quan của doanh nghiệp, mà thậm chí có thể khiến sức khỏe con người suy giảm, do nhiễm bệnh.

Theo đó, riêng với khu vực Toilet thì GFC CLEAN sẽ tiến hành dọn dẹp các chi tiết như sau: Tường, gương, cửa ra vào, trần nhà, bồn cầu, bệ tiểu, sàn nhà, bồn rửa tay – máy sấy, bổ sung giấy vệ sinh khi cần thiết, kiểm tra nước rửa tay còn không, giấy vệ sinh.

Biểu mẫu kiểm tra khu vực vệ sinh toilet
Biểu mẫu kiểm tra khu vực vệ sinh WC

Biểu mẫu kiểm tra vệ sinh khu vực locker

Với biểu mẫu vệ sinh nhà xưởng khu vực Locker thì sẽ cần phải tiến hành dọn dẹp dựa trên các vị trí cụ thể như sau. Bao gồm: cửa ra vào, cửa sổ, vách kính, sàn nhà, gương, tủ để đồ, thiết bị gắn tường, trần nhà,  quét mạng nhện, thùng rác.

Biểu mẫu kiểm tra vệ sinh khu vực locker
Biểu mẫu kiểm tra vệ sinh khu vực locker

Biểu mẫu kiểm tra vệ sinh khu vực ngoại cảnh, hành lang

Khu vực ngoại cảnh, hành lang của nhà xưởng cũng sẽ được GFC CLEAN tiến hành vệ sinh sạch sẽ với các khu vực chính. Bao gồm: Lối đi xung quanh nhà máy, bậc tam cấp, cửa ra vào, biển báo, biển chỉ dẫn, tỉa lá úa, cây cảnh, cắt cỏ vòng ngoài nhà máy, hố gas, nhà xe, phòng bảo vệ, thiết bị cứu hỏa, thùng rác, băng ghế

Có thể nói, hiện nay hiếm có đơn vị nào cung cấp tới cho các khách hàng một dịch vụ vệ sinh nhà xưởng đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như GFC CLEAN. Theo đó, ngoài việc sở hữu dàn nhân công chất lượng được đào tạo với tay nghề cao, giá cả phù hợp với thị trường.

Biểu mẫu kiểm tra vệ sinh khu vực ngoại cảnh, hành lang
Biểu mẫu kiểm tra vệ sinh khu vực ngoại cảnh, hành lang

Một số quy trình vệ sinh nhà xưởng theo chuẩn khác

Quy trình vệ sinh nhà xưởng hàng ngày

Vệ sinh hàng ngày là quy trình căn bản để duy trì không gian làm việc ở xưởng luôn sạch sẽ. Quy trình này bao gồm quét bụi, lau chùi bề mặt, làm vệ sinh toilet và các khu vực làm việc. Tất cả các khu vực làm việc cần được vệ sinh hàng ngày để đảm bảo không có bụi hoặc vi khuẩn xâm nhập vào quá trình sản xuất.

Quy trình vệ sinh nhà xưởng định kỳ

Quy trình vệ sinh định kỳ là quy trình vệ sinh được thực hiện theo thời gian định kỳ, có thể là hàng tuần hoặc hàng tháng. Quy trình này bao gồm vệ sinh các khu vực ít sử dụng nhưng vẫn cần phải vệ sinh như: khu vực lưu trữ, khu vực sản xuất, các thiết bị máy móc và các khu vực khác.

Quy trình vệ sinh nhà xưởng sau sản xuất

Quy trình vệ sinh sau sản xuất là quy trình vệ sinh thực hiện sau khi quá trình sản xuất đã kết thúc. Quy trình này bao gồm vệ sinh các khu vực sản xuất, thiết bị máy móc và các dụng cụ đã sử dụng trong quá trình sản xuất. Điều này đảm bảo không còn tạp chất hoặc vi khuẩn trong khu vực sản xuất, bảo vệ sức khỏe của nhân viên và khách hàng.

Quy trình vệ sinh nhà xưởng sau sản xuất
Quy trình vệ sinh nhà xưởng sau sản xuất

Quy trình vệ sinh đặc biệt cho các khu vực

Trong nhà xưởng, có các khu vực đặc biệt như khu vực sản xuất thực phẩm, hóa chất, dược phẩm, v.v… Các khu vực này yêu cầu quy trình vệ sinh đặc biệt để đảm bảo an toàn cho sản phẩm và nhân viên. Quy trình này phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn của ngành công nghiệp tương ứng.

Quy trình vệ sinh an toàn

Quy trình vệ sinh an toàn đảm bảo rằng các sản phẩm vệ sinh và hóa chất được sử dụng không gây hại cho sức khỏe của nhân viên và khách hàng. Điều này bao gồm sử dụng các sản phẩm vệ sinh an toàn và đảm bảo rằng nhân viên được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ như găng tay, khẩu trang và kính bảo hộ.

Tóm lại, các quy trình vệ sinh đúng cách cho nhà xưởng bao gồm quy trình vệ sinh hàng ngày, quy trình vệ sinh định kỳ, quy trình vệ sinh sau sản xuất, quy trình vệ sinh cho các khu vực đặc biệt và quy trình vệ sinh an toàn. Để thực hiện chúng một cách hiệu quả, bạn cần thiết lập và hướng dẫn nhân viên về các quy trình này.

Máy móc, hóa chất, dụng cụ vệ sinh nhà xưởng cần thiết

Để đảm bảo quá trình dọn dẹp vệ sinh tại xưởng diễn ra hiệu quả và suôn sẻ, cần chuẩn bị đầy đủ vật tư như sau:

Thiết bị vệ sinh công nghiệp Những thiết bị này có công suất hoạt động lớn, giúp làm sạch hiệu quả, đánh bay được những bụi bẩn cứng đầu. Một số loại máy móc phổ biến dùng trong làm sạch xưởng phải kể đến như máy hút bụi, máy lau sàn, máy chà sàn, máy quét rác, máy giặt thảm và ghế sofa, máy phun rửa cao áp, máy rửa bằng hơi nước nóng, hệ thống máy lau kính, máy thổi khô.

Dụng cụ vệ sinh Đây là những loại dụng cụ hỗ trợ quá trình vệ sinh thủ công hay các bước thu dọn không thể thay thế bằng máy móc. Các công cụ thường thấy là xe đẩy vệ sinh công cộng, xe đẩy 3 tầng, cây lau sàn ướt và khô, khăn lau, chổi quét bụi trần, ky hốt rác, xô đựng dung dịch vệ sinh, cây lau kính.

quy trình vệ sinh nhà xưởng
GFC CLEAN thi công với đầy đủ dụng cụ phù hợp với từng hạng mục vệ sinh

Hóa chất tẩy rửa, làm sạch nhà xưởng Đây là các loại hóa chất chuyên dụng giúp loại bỏ nhanh chóng các vết dầu mỡ, rỉ sét, cặn bẩn, bụi bặm, vết hóa chất đọng trên tường, sàn hay máy móc sản xuất. Một số hóa chất phổ biến thường sử dụng cho vệ sinh xưởng là nước lau sàn, dung dịch vệ sinh toilet, nước bảo dưỡng sàn, nước lau kính, dung dịch đánh bóng sàn và kim loại, dung dịch sát khuẩn, nước tẩy rỉ sét, hóa chất khử mùi, hóa chất khử khuẩn.

quy trình vệ sinh nhà xưởng
Dung dịch tẩy rửa chất lượng và an toàn

Lưu ý quan trọng khi vệ sinh nhà xưởng

Các lưu ý quan trọng trong quá trình thực hiện vệ sinh nhà xưởng theo tiêu chuẩn GMP:

Đào tạo nhân viên: Để đảm bảo quá trình vệ sinh tuân theo đúng quy trình, việc đào tạo nhân viên về các quy định và quy trình GMP là cực kỳ quan trọng. Đào tạo cần được thực hiện định kỳ để đảm bảo rằng nhân viên luôn nắm vững những quy định và kỹ năng vệ sinh mới nhất.

Đánh giá hiệu quả: Việc đánh giá hiệu quả của quá trình vệ sinh nhà xưởng là cần thiết để phát hiện và khắc phục mọi vấn đề có thể xảy ra. Đánh giá này có thể dựa trên việc đo lường mức độ sạch sẽ của bề mặt sau khi vệ sinh, kiểm tra các khu vực tiếp xúc với thực phẩm để đảm bảo không có tác nhân ô nhiễm hoặc nguy cơ đối với sức khỏe của nhân viên.

Bảo trì và sửa chữa thiết bị: Để đảm bảo quá trình vệ sinh diễn ra đúng cách và hiệu quả, cần thực hiện bảo trì và sửa chữa định kỳ các thiết bị vệ sinh để đảm bảo chúng hoạt động tốt nhất. Nếu có thiết bị hỏng hóc, việc sửa chữa cần được thực hiện ngay lập tức để tránh ảnh hưởng đến quá trình vệ sinh.

Giới hạn ra vào: Việc hạn chế sự ra vào của mọi người vào khu vực vệ sinh thông qua việc đặt biển cảnh báo và giám sát hoạt động di chuyển là cần thiết. Điều này giúp quá trình vệ sinh diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và tránh được việc mang các tác nhân gây ô nhiễm vào khu vực vệ sinh.

An toàn là yếu tố quan trọng nhất khi thực hiện vệ sinh nhà xưởng
An toàn là yếu tố quan trọng nhất khi thực hiện vệ sinh nhà xưởng

Sử dụng hóa chất an toàn: Trong quá trình sử dụng hóa chất để vệ sinh nhà xưởng, việc đảm bảo an toàn cho nhân viên kỹ thuật là rất quan trọng. Bạn nên sử dụng thiết bị bảo hộ, đặt biển cảnh báo và tuân thủ quy định về lưu trữ hóa chất. Đồng thời, cần lưu ý để tránh rò rỉ hoặc việc sử dụng hóa chất không đúng liều lượng để tránh các rủi ro về sau.

Đảm bảo sự liên tục: Quá trình vệ sinh cần được thực hiện định kỳ và liên tục để đảm bảo môi trường làm việc trong nhà xưởng luôn sạch sẽ và đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra. Thêm vào đó, việc thực hiện các quy trình kiểm tra, đánh giá và bảo trì thiết bị sẽ giúp duy trì sự liên tục của quá trình vệ sinh.

Nhìn chung, để thực hiện quá trình vệ sinh nhà xưởng theo chuẩn GMP một cách chính xác và hiệu quả, việc tuân thủ các lưu ý trên là rất quan trọng. Thực hiện đầy đủ những lưu ý này giúp đảm bảo môi trường làm việc trong nhà xưởng an toàn, sạch sẽ và bảo vệ sức khỏe của công nhân, đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt được mức tốt nhất.

Cách chọn đơn uy tín dọn dẹp vệ sinh nhà máy, xưởng sản xuất

Để đảm bảo hiệu quả trong việc làm sạch nhà xưởng, đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh nhà xưởng phải tuân thủ đúng quy trình và các tiêu chuẩn. Doanh nghiệp muốn lựa chọn đơn vị uy tín, chất lượng như vậy cần xem xét một số yếu tố sau:

  • Đơn vị có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay không?
  • Đơn vị có tuân thủ đầy đủ quy định về an toàn lao động hay không?
  • Đội ngũ nhân viên, quản lý, giám sát viên đã thông qua huấn luyện đào tạo và đạt chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực vệ sinh xưởng chưa?
  • Đội ngũ nhân viên có được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động không?
  • Các thiết bị máy móc, dung dịch hóa chất phục vụ quá trình làm vệ sinh có đầy đủ và đảm bảo không?
  • Đơn vị có kinh nghiệm trong việc làm sạch nhà xưởng hay không?

Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về quy trình vệ sinh nhà xưởng. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị đáp ứng đầy đủ mọi tiêu chí trên, hãy liên hệ với GFC CLEAN ngay hôm nay. Chúng tôi đã có hàng chục năm kinh nghiệm trong ngành vệ sinh nhà máy, cơ sở sản xuất. Với đội ngũ nhân sự đã qua đào tạo bài bản, trang thiết bị hiện đại, công nghệ nhập khẩu, chúng tôi đảm bảo làm sạch từng ngóc ngách trong kho xưởng của bạn.

Là đơn vị đã hợp tác với hàng trăm nhà máy, nhà xưởng, khu công nghiệp, khu chế xuất lớn nhỏ trên cả nước, GFC CLEAN tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn trong quá trình vệ sinh những khu công tác tương tự. Mọi chi tiết về dịch vụ hoặc nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc làm sạch xưởng, bạn hãy liên hệ GFC CLEAN ngay hôm nay.

Phục vụ 24/7, chi tiết xin liên hệ để được tư vấn:

1900 3014

Hoặc quý khách có thể gửi thông tin cho chúng tôi.